Thứ Tư, 22 tháng 9, 2010

Ăn hoa quả khi nào tốt nhất?

Ăn hoa quả khi nào tốt nhất

Một số loại hoa quả ăn, vào buổi sáng, có tác dụng giúp thần kinh tỉnh táo. Một số loại hoa quả ăn vào buổi tối sẽ có tác dụng giúp an thần, ngủ ngon, v.v …

Ăn bưởi sau bữa sáng giúp tỉnh táo

Bưởi là loại hoa quả rất tốt cho phụ nữ có thai. Trong quả có các axit thiên nhiên, không những rất cần thiết cho phụ nữ mang thai ở thời kỳ đầu, mà cũng rất tốt cho phụ nữ có thai nói chung.

Mặt khác, bưởi cũng có tác dụng giảm hàm lượng cholesterol, giúp giảm tổn thương cho thành mạch động mạch, duy trì khả năng thành mạch, phòng các bệnh về tim.

Nhưng, trong bưởi, hàm lượng các chất axit khá cao, nên tốt nhất ăn sau bữa ăn. Đặc biệt ăn sau bữa sáng có thể nhanh chóng giúp trí não tỉnh táo.

Không nên ăn sơn tra vào buổi sáng

Sơn tra dù là quả tươi hay chế phẩm đều có tác dụng tấn ứ, tiêu tích, hóa viêm, giải độc, phòng nóng, hạ nhiệt, kích thích ăn uống …

Không nên ăn sơn tra khi đói đặc biệt đối với người tỳ vị yếu. Người viêm dạ dày và dạ dày dư axit cũng nên ăn nhiều.

Ăn chuối và táo tây trước bữa ăn

Chuối có hàm lượng cali cao, rất có ích cho tim và cơ bắp. Đồng thời chuối có thể giúp trị chứng tiện bí (táo bón), trẻ em tiêu chảy thích hợp ăn trước bữa ăn.

Còn táo có hàm lượng vitamin C cao, từng được gọi là “viên C tự nhiên” ăn trước bữa cơm cũng là tốt nhất. Tuy nhiên, người bị đau dạ dày, trướng bụng, tiêu hóa không tốt thì không nên ăn.

Ăn dứa sau bữa cơm giúp tiêu hóa

Dứa tươi có chất men anbumin, nếu ăn khi đói, chất men này trong dứa phân giải sẽ làm hại thành dạ dày, một số người quá mẫn còn có thể bị dị ứng.

Do vậy nên ăn dứa sau bữa cơm. Hơn nữa, ăn dứa sau khi ăn cơm còn giúp việc tiêu hóa được tốt hơn.

Hồng tốt nhất là ăn buổi tối

Trong quả hồng có rất nhiều nhựa, ăn buổi sáng khi đói chất nhựa này kết hợp với axit trong dạ dày tạo ra các chất kết tủa, ảnh hưởng không tốt tới khả năng tiêu hóa. Do vậy chỉ nên ăn hồng sau bữa cơm hoặc buổi tối.

Sữa chua - thuốc bổ mỗi ngày

Sữa chua có tác dụng kích thích, điều chỉnh quá trình tiêu hóa bằng các loại vi khuẩn có lợi cho cơ thể.
 
Sữa chua rất tốt cho người bệnh mới phục hồi, suy nhược, biếng ăn. Vừa qua, trường Đại học Stanford, bang California (Mỹ) công bố một kết quả nghiên cứu cho biết, sữa chua còn có khả năng giúp phụ nữ ngăn chặn sự truyền nhiễm HIV.
Ảnh minh họa: GettyImages.com
Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng sữa chua, bạn nên lưu ý một số vấn đề như sau:
- Tốt nhất là dùng sữa chua sau khi đã ăn no và với lượng vừa đủ.
- Khi bạn đang uống thuốc điều trị bệnh thì nên dùng sữa chua cách hai giờ uống thuốc. Lý do vì thuốc có thể tiêu diệt vi khuẩn có lợi trong sữa chua.
- Sữa chua giàu calci, giúp cải thiện hệ tiêu hóa, làm hạn chế những tác động của acid trong hệ tiêu hóa, rất tốt cho răng miệng vì làm giảm lượng vi khuẩn và lượng hydro sunfur gây mùi trong miệng. Tuy nhiên, bạn phải súc miệng thật sạch sau khi dùng sữa chua.

Cách uống sữa tốt cho sức khỏe

Pha ly sữa không khó nhưng nhiêu khê hơn nhiều là uống ly sữa làm sao để đáng gọi là tốt cho sức khỏe và khỏi phí đồng tiền.
Nhưng muốn uống sữa cho sức khỏe được đúng là khỏe hơn thì chúng ta cần lưu ý vài điểm trước khi pha sữa, vì con đường hấp thu chất vôi từ ruột vào máu không hề đơn giản.
- Trước hết, vôi dễ bị chất xơ trong các loại rau cải kết dính và kéo theo đường bài tiết. Do đó, khi uống sữa thì cùng lúc đừng ăn nhiều rau.
- Khẩu phần càng có nhiều magiê và sắt thì chất vôi càng khó được hấp thu. Chính vì thế mà người uống thuốc có hai khoáng tố này thường dễ bị loãng xương, cho dù có uống sữa suốt ngày.
- Khả năng hấp thu chất vôi tùy thuộc vào lượng nước chua trong dạ dày, cho nên uống sữa trong lúc bụng đói thì gần như bằng không. Tốt nhất là uống từng ngụm trong bữa ăn.
- Thận gia tăng bài tiết chất vôi khi lượng chất đạm trong cơ thể quá cao. Đã ăn thịt mỡ lại uống thêm sữa thì khó tránh trong máu thiếu chất vôi, trong khi vôi có cơ hội tích lũy trên đường tiết niệu để sinh sạn.
- Tùy theo tỉ lệ giữa vôi và phốt pho mà vôi được ký gửi trong xương hay bị huy động vào máu. Càng nhiều phốt pho (chẳng hạn vì chế độ dinh dưỡng quá nhiều thịt, cá, nước uống đóng hộp, sữa đặc có đường, bột nổi, bột ngọt...) thì có cố uống nhiều sữa cũng chẳng ích gì cho sức khỏe, chỉ thêm vui cho nhà sản xuất mà thôi.
- Cà phê và trà là hai yếu tố thúc đẩy tiến trình bài tiết chất vôi. Người uống mỗi ngày hơn 2 tách cà phê hay hơn 4 tách trà thì có pha thêm sữa vào cà phê hay trà cũng vô ích.
- Đối tượng bước vào tuổi mãn kinh dễ bị loãng xương vì khả năng hấp thu chất vôi đột ngột giảm thiểu vào thời kỳ này và vì vôi bị bài tiết nhiều hơn trong nước tiểu, dưới ảnh hưởng của rối loạn nội tiết tố. Chỉ uống sữa mà không được điều trị đặc hiệu thì xương không loãng mới là chuyện lạ.
Chế độ dinh dưỡng có đủ chất vôi chưa hẳn là điều kiện để vôi được hấp thu tối đa. Đừng tưởng cứ uống sữa theo quảng cáo thì ngừa được loãng xương.
Pha ly sữa không khó nhưng nhiêu khê hơn nhiều là uống ly sữa làm sao để đáng gọi là tốt cho sức khỏe và khỏi phí đồng tiền.

Giải độc bằng nước

Giải độc định kỳ cho cơ thể là biện pháp rất cần thiết trước tình trạng nhiều căn bệnh "thời đại" do tăng đường, tăng mỡ, tăng axít... trong máu đang gia tăng.
Ảnh minh họa.
Có nhiều cách giải độc với mức độ khác nhau, từ xông hơi với tinh dầu cây thuốc cho đến dùng dược thảo có tính lợi mật, nhuận trường, lợi tiểu... nhưng ít ai biết uống nước là cách vừa an toàn vừa tác dụng đồng bộ trên lá gan, trái thận, túi mật, làn da, khung ruột, lại thêm rẻ tiền cũng như không mất thời giờ của người sử dụng.
Siegmund Hahn, thầy thuốc ở nước Áo, nổi tiếng nhờ khuyến khích bệnh nhân uống nước nhiều lần trong ngày, uống từng ngụm nhỏ với tổng lượng khoảng 250 ml, mỗi giờ một lần, 8-10 giờ mỗi ngày và liên tục trong 2-3 tuần.
Tất nhiên, người uống nước cần đi tiểu khi mắc tiểu. Theo bác sĩ Hahn, chỉ cần cung cấp nước cho cơ thể theo kiểu rỉ rả nhưng đều đặn như thế thì chất độc trong cơ thể dù cứng đầu đến đâu cũng mềm dần rồi bị đào thải theo dòng nước luân lưu. Đến đá còn mòn vì nước chảy, nói gì đến cholesterol hay a xít uric.
Thầy thuốc ở Ấn Độ, qua nhiều công trình nghiên cứu gần đây, cũng đã chứng minh là ly nước khoáng uống vào buổi sáng sớm khi vừa thức dậy, lúc chưa ăn điểm tâm, có tác dụng lợi mật, lợi tiểu và nhuận trường mạnh hơn nhiều loại thuốc.
Tu sĩ Sebastian Kneipp, lương y danh tiếng ở Đức, một thời gây tiếng vang khắp châu Âu nhờ tài điều trị chứng nhức nửa đầu như búa bổ, táo bón kinh niên, suy nhược thần kinh... bằng cách bắt bệnh nhân nhịn ăn và chỉ uống nước mỗi giờ với vài muỗng canh trong suốt liệu trình kéo dài từ vài ngày đến một tuần.
Phương pháp của Kneipp hiện nay vẫn còn được phổ biến trong nhiều trung tâm điều trị phục hồi ở Đức. Thầy thuốc bên các nước đó chắc chắn đã ghi nhận hiệu quả thế nào mới trân trọng kinh nghiệm của người xưa đến thế vì họ không hề thiếu thuốc hóa chất tổng hợp.
Giải độc bằng nước vì thế là phương pháp nên được áp dụng một cách định kỳ cho người hút thuốc, uống rượu, lạm dụng thịt mỡ... Tuy nhiên, cần lưu ý là nếu được nước khoáng thiên nhiên càng tốt, bằng không thì dùng nước đun sôi để nguội chứ không phải cứ nước sông, ao, hồ gì cũng chơi tuốt thì ắt dễ mang họa  vào thân.
Thêm nữa, liệu pháp giải độc bằng nước chỉ hiệu quả khi người áp dụng đồng thời chủ động tiết giảm lượng thịt cá trong chế độ dinh dưỡng hằng ngày và thay vào đó là rau quả tươi, càng đa dạng càng tốt. Khéo hơn nữa là khi kết hợp trong khẩu phần các loại thức ăn như cải chua, sữa chua. Đừng tưởng cứ chua là hại.
Các món này tuy có vị chua nhưng sau khi được biến dưỡng lại có tính kiềm cần thiết cho tiến trình biến dưỡng. Các món này đúng là chua trên đầu lưỡi nhưng hậu vị lại ngọt vô cùng cho sức khỏe, nhất là khi đi kèm với hoạt chất không thể thiếu trong cơ thể: Nước!

Món ăn “đả thương” bao tử

Bao tử (dạ dày) đóng vai trò chứa đựng và nhào trộn thức ăn với các dịch tiêu hóa.
Trong đó có những thực phẩm nếu dùng thường xuyên sẽ làm cho bao tử bị tổn thương. Nói cách khác, nếu biết lên tiếng, bao tử sẽ phản đối những món ăn gây khó khăn cho nó trong quá trình “công tác”.
Đầu tiên phải kể đến các chất kích thích như cà phê, trà đặc… Đây là những chất giúp chúng ta tỉnh táo, sáng suốt, thậm chí còn có cảm giác no, nhưng đồng thời cũng sẽ gây thiếu máu cho niêm mạc bao tử, từ đó dẫn đến loét. Các món ăn chiên xào ngập dầu như: cơm gà quay, cơm chiên kiểu Thái, mì xào giòn, chân giò heo chiên giòn… sẽ “gây khó” cho bao tử vì nó phải “lao động” gấp hai - ba lần những món luộc hấp. Theo các chuyên gia dinh dưỡng thì cách ăn uống có lợi cho sức khỏe là: “Ăn sáng như ông vua, ăn trưa như hoàng tử và ăn tối như người ăn xin”. Song, ngày nay, bữa ăn sáng thường bị người ta bỏ quên khiến dịch tiêu hóa từ bao tử tiết ra dễ gây viêm loét thành bao tử. Bữa sáng gồm các món như bánh cuốn, phở, bún mọc ăn với các loại rau rất tốt cho cả bao tử và sức khỏe. Theo nếp sinh hoạt hiện đại, tiệc tùng thường tổ chức vào buổi tối, với các món như: cua lột tẩm bột chiên, càng cua bách hoa, bò né chiên bơ, gà sữa, heo sữa, cơm chiên… Những món này khiến bao tử vô cùng mệt mỏi vì đã đến giờ “xả hơi” mà vẫn phải làm lụng quần quật. Thức ăn “cư ngụ” lâu trong bao tử cũng làm tổn thương dạ dày. Sau bữa ăn tối, cần nghỉ ngơi khoảng nửa tiếng mới bắt đầu làm việc để hệ tuần hoàn cung cấp đủ dưỡng chất giúp bao tử dễ dàng hoạt động. Thực phẩm có vị chua và tạo hơi cũng không nên ăn nhiều vì dễ kích ứng, làm tiết nhiều dịch tiêu hóa, dẫn đến viêm loét bao tử. Đó là các món ngâm giấm, gỏi bưởi, gỏi cóc, thơm xào lòng, các loại cua, nghêu, sò ốc xào me…
Nhiều người cho rằng món cay sẽ giúp ấm nóng bao tử, không gây đau, nhưng theo lương y Đinh Công Bảy - Hội Dược liệu TP.HCM thì những món quá cay, quá chua, quá mặn, quá ngọt đều không tốt cho bao tử. Ăn quá no cũng hại bao tử. Người thể hàn (hay cảm thấy lạnh, ít khát, thích ăn uống món nóng) không nên dùng các món hàn như: bí đao nấu tôm, khổ qua nhồi cá thát lát, khổ qua ăn sống với chà bông, canh củ sen... Những món này khi ăn vào sẽ gây khó tiêu, đau bụng.

8 điều hại sức khỏe dân văn phòng

Có những thói quen gây ra nhiều "thiệt hại" cho sức khỏe của dân văn phòng như ngồi lâu, uống ít nước, ngồi trước máy vi tính trong thời gian dài…
1. Ngồi lâu
Ảnh minh họa.
Ngồi tại chỗ trong một thời gian dài, ít vận động không chỉ gây đau thắt lưng, cơ bắp tê cứng, lưu thông máu kém mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng tới cổ tử cung.
Cứ mỗi tiếng làm việc, hãy đi bộ một lát, thường xuyên vận động cơ bắp và vùng thắt lưng sẽ tốt cho sức khỏe của bạn hơn.
2. Uống ít nước
Công việc bận rộn thường khiến dân văn phòng quên không uống nước, chỉ khi nào khát “khô cổ họng” họ mới chịu đi tiếp nước cho cơ thể. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến sự chuyển hóa bình thường của cơ thể, mà còn ảnh hưởng đến chức năng trao đổi của thận.
3. Mang giày cao gót trong thời gian dài
Việc đi giày cao gót từ lâu đã được xem là cách để phái đẹp thể hiện sự tự tin, nhưng khi đi giày cao gót nó sẽ khiến bàn chân bạn phải chịu áp lực quá nhiều từ sức nặng của cơ thể, dễ gây đau và sưng chân. Do vậy khi làm việc trong văn phòng bạn nên trang bị cho mình một đôi giày đế bằng thoải mái, hãy để chân của bạn được thư giãn một lát.
4. Ngồi lâu trước máy vi tính
Bức xạ máy tính có tác hại rất lớn đối với cơ thể và làn da, làm việc lâu giờ trước màn hình vi tính sẽ làm giảm thị lực của bạn.
5. Vắt chéo hai chân  
Tư thế này dường như làm cho bạn cảm thấy thoải mái, nhưng trong thực tế nó sẽ khiến bàn chân không được lưu thông máu, nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến biến dạng cột sống.
6. Ngồi trong phòng điều hòa trong thời gian dài 
Cả ngày ngồi trong phòng điều hòa, không khí không thể lưu thông, bạn khó có thể hít thở được không khí trong lành của thiên nhiên, và do đó dễ mắc “bệnh điều hòa” (các bệnh về đường hô hấp)
7. Không vệ sinh đồ dùng cá nhân
Hãy nghĩ lại xem điện thoại bàn, bàn phím, chuột máy tính… đã bao lâu rồi bạn không vệ sinh chúng? Những vật dụng này bạn phải thường xuyên dùng hàng ngày, nếu lâu ngày không “tắm rửa” cho chúng thì vi khuẩn sẽ dễ dàng xâm nhập vào những bộ phận trên cơ thể, đây chính là “mối đe dọa” cho sức khỏe của bạn.
8. Nhịn đi tiểu
Dù bận thế nào cũng không nên nhịn đi tiểu vì việc này rất nguy hiểm cho thận của bạn.

10 cách dùng nước gừng nóng chữa bệnh

Dùng gừng tươi chế biến thành nước gừng nóng sau đó uống cũng là một bài thuốc hay có thể vừa có tác dụng phòng ngừa vừa chữa nhiều chứng bệnh thường gặp.
1. Lở loét khoang miệng
Ảnh minh họa.
Dùng nước gừng tươi thay trà để uống và súc miệng thường xuyên, khoảng 2-3 lần mỗi ngày, hiệu quả sẽ khiến bạn thấy bất ngờ, khoảng 60-90% vết lở loét đều biến mất.
2. Viêm nha chu
Thường xuyên dùng nước trà tươi nóng để súc miệng hoặc uống đều có hiệu quả chữa trị bệnh viêm nha chu. Nên uống hoặc súc miệng mỗi ngày 2 lần vào buổi sáng và tối.
Nếu cổ họng bị dát, ngứa hoặc đau có thể cho thêm chút muối ăn vào hòa tan và uống nóng, mỗi ngày uống khoảng 2-3 lần.
3. Phòng ngừa và trị sâu răng
Mỗi buối sáng và tối kiên trì súc miệng bằng nước gừng nóng hoặc uống nước gừng nóng nhiều lần trong ngày có tác dụng bảo vệ răng, phòng ngừa và trị chứng sâu răng hiệu quả.
4. Đau một bên đầu
Khi thấy đau một bên hoặc đau nửa đầu, dùng nước gừng nóng xoa đều ra hai tay sau đó bóp đều quanh vùng đầu bị đau khoảng 15 phút, cảm giác đau đớn sẽ nhanh chóng giảm dần, thậm chí có thể tiêu biến hoàn toàn.
5. Say rượu bia
Dùng nước gừng nóng để uống không những thúc đẩy quá trình lưu thông máu mà còn giúp tiêu tan lượng cồn trong máu, nhanh chóng đánh bật cơn say sỉn và tình trạng đau đầu lúc tỉnh dậy sau khi uống say.
Có thể cho thêm chút mật ong vào nước gừng nóng và uống làm nhiều lần càng tăng thêm hiệu quả giã rượu. 
6. Sắc mặt nhợt nhạt
Rửa mặt thường xuyên bằng nước gừng nóng vào mỗi buổi sáng và tối có tác dụng làm cho da mặt hồng hào, sắc mặt nhợt nhạt do thiếu chất, thiếu ngủ hay lao lực sẽ nhanh chóng tan biến. Nên duy trì thói quen rửa mặt như vậy trong vòng 60 ngày liên tiếp.
Theo đó, rửa mặt bằng nước gừng nóng cũng phát huy tác dụng nhất định đối với những vết thâm nám và làn da khô ráp.
7. Trị gàu 
Có thể dùng nước gừng nóng thay thế dầu gội đầu để trị gàu. Trước tiên nên thái gừng tươi thành những miếng nhỏ hoặc giã nát, sau đó đắp đều lên da đầu khoảng 10-15 phút, cuối cùng dùng nước gừng nóng gội lại thật sạch.
8. Đau lưng và đau vai
Khi bị đau lưng và đau vai, nên dùng nước gừng nóng cho thêm chút muối và giấm ăn. Dùng khăn thấm đều hỗn hợp gừng tươi, mật ong và giấm lên chỗ bị đau làm nhiều lần. Cách làm này giúp cơ bắp được thoải mái, lưu thông máu, giảm đau hiệu quả.
9. Trị giun kim 
Trước khi đi ngủ, nên vệ sinh hậu môn bằng nước gừng tươi nóng, đồng thời uống khoảng 1-2 cốc nước gừng nóng, kiên trì trong khoảng 10 ngày có tác dụng diệt giun kim hiệu quả.
10. Hôi chân
Cho thêm chút muối và giấm ăn vào nước gừng nóng, sau đó ngâm chân khoảng 15 phút, lau khô, để chân thoáng mát, mùi hôi sẽ tự khắc biến mất.
11. Cao huyết áp
Khi huyết áp tăng cao đột ngột, có thể dùng nước gừng tươi nóng ngâm chân khoảng 15-20 phút. Nước gừng nóng mặc dù tiếp xúc bên ngoài chân nhưng thông qua các huyệt đạo ở lòng bàn chân sẽ khiến huyết quản giãn nở, theo đó, huyết áp từ từ hạ xuống.

10 công dụng tuyệt vời của nước chanh

Chanh có nhiều công dụng tốt đối với sức khỏe. Trong nước chanh có chứa khoảng 5% axít xitric – thành phần chính tạo nên vị chua ở chanh.
Ngoài ra, chanh còn là nguồn dồi dào vitamine C, vitamine B, vitamine B2, chất khoáng, canxi, phốt-pho, ma-giê cũng như protein và các loại hợp chất hydrat-carbon khác. Dùng nước chanh thường xuyên sẽ mang lại cho bạn nhiều lợi ích:
1. Tốt cho bao tử: Theo các chuyên gia, uống nước chanh nóng có thể giúp tăng cường tiêu hóa, ngăn ngừa triệu chứng buồn nôn, ợ nóng và tẩy trừ các loại vi khuẩn có hại cho bao tử. Ngoài ra, nước chanh còn chữa chứng táo bón và trị nấc cụt; là nguồn cung cấp chất bổ cho gan, giúp gan sản xuất ra nhiều mật, tăng cường quá trình tiêu hóa; giúp giảm việc hình thành đờm dãi trong hệ hô hấp.
2. Làm đẹp da: Chanh đã được biết đến như một loại thuốc khử trùng tự nhiên hiệu quả, giúp trị một số vấn đề liên quan đến da. Chanh là loại trái cây dồi dào vitamine C, có tác dụng tăng cường vẻ đẹp của cơ thể bằng việc làm trẻ hóa làn da và làm hồng hào, tươi tắn da mặt. Chanh đóng vai trò như loại thuốc chống lão hóa.
3. Chăm sóc răng, miệng: Nước chanh còn được sử dụng trong việc chăm sóc răng, miệng. Khi đắp miếng bông gòn tẩm nước chanh lên chiếc răng bị đau, có thể ngăn chặn cơn đau. Nó còn giúp ngăn chảy máu nướu bằng cách bôi và chà xát nước chanh lên vùng nướu bị ảnh hưởng. Ngoài ra, nước chanh còn giúp làm giảm chứng hôi miệng và các vấn đề khác liên quan đến nướu.
4. Trị viêm họng: Chanh là một loại trái cây tuyệt vời giúp chống lại các chứng viêm họng, đau họng và viêm amidan vì đặc tính sát khuẩn của nó. Để trị chứng đau họng, bạn hãy pha loãng một ít nước chanh trong nửa ly nước và súc miệng thường xuyên.
5. Giúp giảm cân: Một lợi ích tuyệt vời nữa của việc uống nước chanh là giúp những người béo phì giảm cân nhanh. Hỗn hợp nước chanh hòa với nước ấm và mật ong, là bài thuốc hay giúp giảm cân.
6. Tầm soát chứng cao huyết áp: Nước chanh có tác dụng tốt với những người có các vấn đề về tim vì nó chứa nhiều kali. Nó giúp ổn định huyết áp, hạn chế chóng mặt, triệu chứng nôn mửa. Ngoài ra, thường xuyên uống nước chanh còn giúp giảm chứng trầm cảm, phiền muộn.
7. Chữa chứng rối loạn hô hấp: Chanh có tác dụng tốt trong việc chữa các chứng rối loạn hô hấp, như chứng khó thở, đặc biệt đối với những người bệnh suyễn.
8. Điều trị bệnh thấp khớp: Chanh cũng là chất lợi tiểu và do đó, nó có thể giúp điều trị chứng thấp khớp và viêm khớp. Ngoài ra, nước chanh còn có tác dụng giúp cơ thể bài tiết các loại vi khuẩn và các chất độc.
9. Giúp giảm sốt: Nước chanh có thể giúp điều trị các chứng cảm, cúm và sốt. Nó giúp làm giảm nhẹ cơn sốt bằng việc gia tăng quá trình bài tiết mồ hôi.
10. Giúp thanh lọc máu: Uống nước chanh có thể giúp cơ thể thanh lọc máu, việc này rất hữu hiệu đối với người mắc bệnh tả, sốt rét...
Lưu ý. Để đảm bảo tốt cho sức khỏe, các chuyên gia khuyến cáo, những người có trọng lượng từ 70kg trở xuống chỉ nên uống nửa trái chanh hòa lẫn trong một ly nước, hai lần mỗi ngày. Những người trên 70kg, cần tăng lượng tiêu thụ nước chanh lên gấp đôi.

4 thói quen khiến phụ nữ chóng già

Để ngăn ngừa sự lão hóa, phụ nữ nên tránh những thói quen xấu dưới đây:
1. "Lười" cười
Ảnh minh họa.
Nếu thường xuyên nhăn nhó, mặt mày lúc nào cũng buồn chán sẽ làm cho các tế bào da thiếu chất dinh dưỡng, đồng thời còn tăng thêm những “đường lo lắng” trên khuôn mặt.
“Một nụ cười bằng mười thang thuốc bổ” do vậy bạn nên thường xuyên nở những nụ cười tươi nhé. Nó không chỉ khiến bạn cảm thấy thoải mái, vui vẻ mà còn có tác dụng quan trọng đối với việc ổn định về cảm xúc, cân bằng nội tiết và khiến bạn trở nên trẻ đẹp hơn.
2. Ăn nhiều chất béo
Công việc của phụ nữ “hiện đại” tương đối bận rộn nên thường xuyên phải sử dụng đồ ăn nhanh thay cho các bữa ăn chính. Trong các thực phẩm đó thường thiếu vitamin và khoáng chất cần thiết cung cấp cho cơ thể, đặc biệt là có những phụ nữ không ăn sáng, hoặc ăn tối quá muộn hay thường xuyên ăn những thực phẩm chiên. Điều này sẽ khiến cơ thể gặp nhiều “rắc rối”
Như chúng ta đều biết, ăn nhiều chất béo có thể phá hủy các động mạch và nguy hiểm hơn nó còn có thể sẽ khiến bạn bị lão hóa. Do vậy một chế độ ăn uống hợp lý và hạn chế dùng những thực phẩm béo sẽ giúp bạn trẻ lâu hơn.
3. Thức đêm
Thức đêm là “kẻ thù” của làn da. Nếu thiếu ngủ sẽ khiến cho sự điều tiết hoạt động của các tế bào da bị rối loạn, ảnh hưởng đến sức sống của các tế bào biểu bì. Vì vậy mỗi ngày bạn nên ngủ ít nhất là 8 tiếng để đảm bảo cho sức khỏe và công việc của ngày hôm sau.
4. Không thích uống nước
Nước là thành phần không thể thiếu trong cuộc sống của mỗi người. Cung cấp đủ nước cho cơ thể mới có thể giúp bạn chăm sóc da. Ngược lại sẽ dẫn đến tình trạng giảm tiết dầu, da dễ bị thiếu nước.

Học cách làm giàu với 10 triệu đồng kiếm lời

  Bạn muốn học cách làm giàu chỉ với 10 triệu đồng? Bạn không biết nên kinh doanh gì với 10 triệu để sinh lời nhanh chóng? Và bạn không có ý...