Hô hấp

Phép đạo dẫn - Thể loại: Khí công

Phép đạo dẫn là một phương pháp tĩnh tọa luyện tập hơi thở giống như phương pháp của ThiềnYoga nhằm gia tăng thể lực và trí tuệ.

Phép đạo dẫn của Đạo gia

Đây là một phương pháp trong thuật trường sinh của Đạo gia kèm theo thuật luyện Kim đan.
Phương pháp này chỉ khác ThiềnYoga một chút là trong quá trình luyện công vận khí không cần nhíu thắt hậu môn để đóng huyệt Trường Cường mà chỉ cần cắn chặt răng và đặt lưỡi ấn lên vòm miệng là cũng đả thông được kinh mạch trên vòng Tiểu Chu Thiên.
Tiểu Chu Thiên là đường kinh mạch chạy từ huyệt Nhân Trung (ngay giữa phía dưới sống mũi và thuộc phần bên trên môi trên, nơi mọc râu) xuống huyệt Thừa Tương (dưới ngay vùng lõm giữa cằm và phần môi miệng dưới )chạy thẳng qua huyệt Đản Trung (chấn thủy) ngay giữa chỗ lõm xương lồng ngực xuống bụng dưới rốn 3 phân là huyệt đan điền và thẳng xuống huyệt Trường Cường (phía dưới sau lỗ hậu môn) nên phải nhíu thắt lỗ hậu môn để khí đi qua, kế tiếp vòng lên huyệt Mệnh Môn (chính giữa ngang thắt lưng), sau đó chạy qua huyệt Đại Trùy (chỗ lõm ngay sau gáy) và thẳng lên huyệt Bách Hội (giữa đỉnh đầu), cuối cùng vòng xuống huyệt Ấn Đường (ngay giữa đôi lông mày trước trán) nên phải ngậm chặt hàm răng và để đầu lưỡi ấn lên vòm miệng rồi về Đan Điền. Trong suốt quá trình vận khí phải luôn nhíu thắt hậu môn và cắn chặt răng ấn lưỡi lên vòm miệng để đóng cửa trên (vòm miệng) và cửa dưới (huyệt Trường Cường) nhằm đả thông kinh mạch vòng Tiểu Chu Thiên. Đây là phép luyện công vận khí của Thiền và Yoga được các sư tăng Phật giáo luyện tập thường xuyên trên con đường tu đạo.
Có hai huyệt đạo mà khó dùng ý dẫn khí chạy qua nhất là huyệt đản trung (chấn thủy) ngay giữa chỗ lõm xương lồng ngực, và huyệt đại trùy (chỗ lõm ngay sau gáy).

Phép đạo dẫn và khí công Thiếu Lâm

Phép đạo dẫn, Thiền, và Yoga chính là cơ sở của khí công Thiếu Lâm sau này. Trong giới luyện khí công, thường có câu truyền tụng rằng Khí công là sự phối hợp giữa phép đạo dẫn và thiền của Phật giáo cùng Yoga của Ấn Độ.
Giới võ thuật Trung Hoa cũng thường hay có câu truyền tụng:
Lực bất đả quyền,
quyền bất đả công,
luyện quyền bất luyện công,
đáo lão nhất trường không,
luyện công bất luyện quyền,
hậu thế thất nhân truyền.
Nghĩa là: người có sức lực không đánh nổi người giỏi quyền thuật, người giỏi quyền thuật không đánh nổi người luyện công phu nội lực, luyện võ mà không luyện công phu (công phu đây phải hiểu là khí công và nội công) thì khi về già cũng bằng không, nhưng luyện công phu mà không luyện võ thuật thì đời sau cũng không có kẻ để truyền lại vì người tham gia tập công phu thì nhiều nhưng không phải ai cũng có cơ duyên hạnh ngộ luyện tập đạt thành tựu kỳ vĩ.

Tinh - Khí - Thần, tam bảo của con người

Trong giới luyện khí công cũng thường hay đề cao tam bảo là ba báu vật của con người, nhất là khi luyện công: tinh, khí, thần.

Tinh

Là phần tinh hoa của con người là cốt lõi của khí tiên thiên (do cha mẹ tạo ra) và khí hậu thiên (do ăn uống và hít thở dưỡng khí) kết hợp mà thành, không nên làm tiêu hao tinh lực trong các trò ăn chơi sa đọa, đặc biệt là đam mê nữ giới là điều úy kỵ trong khi luyện công và dễ làm tiêu hao cạn kiệt tinh lực.

Khí

Là phần thăng hoa do luyện tập làm Tinh hóa Khí, là nguồn năng lực nội sinh (Internal Power) nguyên ủy từ gió (cung Tốn) phía trên lồng ngực đưa xuống thổi bùng lửa ở Tâm hỏa (Tim) và huyệt Mệnh Môn (ngang giữa thắt lưng) hóa Tinh ở bể Thận là vùng Bàng Quang (Bọng đái) và Đan Điền (dưới rốn 3 phân) thành Khí bay lên tạo ra năng lượng cơ thể. Do vậy khi ngồi luyện thở (khí công) hay Thiền lâu ta có cảm giác có luồng hơi nóng xuất hiện ở bụng dưới (huyệt Đan Điền) và vùng giữa bụng là như thế.

Thần

Là trạng thái cao nhất của năng lực nội sinh, cho nên sách nói luyện Thần hoàn hư là luyện cho Khí luân lưu khắp châu thân để tạo nên vận động có khí lực mạnh mẽ và hình hài có phong thái tinh anh.
Tinh - Khí - Thần của con người thường được ví như ngọn đền dầu, nếu dầu tiêu hao hoang phí, tất ngọn đèn cũng giống như đèn treo trước gió, sinh mạng hiểm nguy, chết lúc nào không biết, mấy lời khuyến cáo những người ham mê sắc dục nữ giới và có lối sống vô độ phóng túng là lời cổ nhân truyền lại không phản khoa học chút nào là vậy.
Cho nên Đông Y học cổ truyền Trung Quốc và giới võ thuật cổ truyền Trung Hoa thường có câu: " Bế tinh, luyện khí, tồn thần""thanh tâm, quả dục, thủ chân, luyện hình".
Thanh tâm nghĩa là tâm trí luôn trong sáng, loại bỏ lục dục thất tình, cổ nhân nói : "Đa dâm bại tâm" là vậy. Kẻ ham mê sinh hoạt xác thịt với nữ giới sẽ dẫn đến tâm thần u mê ám chướng, trí óc dễ dãi và ngu muội.
Quả dục, nghĩa là phải tiết chế tất cả ham muốn mà không riêng gì ham muốn sinh hoạt với nữ giới.
Thủ chân, nghĩa là phải giữ chân tâm không đi vào con đường tội lỗi, nghiệp chướng tà đạo mà tạo vòng nhân quả cho thân tâm cản trở trên bước đường hành công tâm pháp.
Luyện hình, năng luyện tập chuyên cần để hình vóc luôn khoẻ mạnh mau đạt công phu.
Như vậy có thể thấy rằng các giới luật và nguyên lý trong luyện công vận khí của võ thuật có nguyên ủy xuất phát xa gần với các phương pháp và giáo lý của tôn giáo không mấy xa lắm. Đây không phải là một phạm trù đạo đức thuần túy mà nó liên quan đến nguyên lý luyện công, hành công tâm pháp mau đạt hiệu quả công phu.

Khí công và quyền thuật

Trong võ thuật thường hay áp dụng các phương pháp trên vào trong quyền thuật qua các phương pháp dụng khí hóa kình, vận khí hóa kình, kết hợp hơi thở và dùng tâm ý dẫn khí hóa thành kình lực tạo hiệu quả trong các chiêu thức (đòn đánh) khi tấn công mục tiêu và công phá đối tượng vật cản trên cơ sở kết hợp điều thân (đặt mình vào trong một tư thế, chiêu thức vận động của quyền pháp), điều tức (hơi thở kết hợp động tác và sự dẫn khí), điều tâm (dùng tâm ý dẫn khí tập trung sức mạnh của khí lực từ đan điền lên ngực và lưng, vai, cánh tay, gót chân, đùi, hông, eo). Phương pháp này chỉ xuất hiện tại các môn võ của Á Đông (Trung Quốc, Nhật Bản, Đại Hàn, Việt Nam).
Về hơi thở thì phải thâm (sâu), trường (dài), quân (đều), tĩnh (êm), khai khoát tự nhiên (thoải mái tự nhiên).
Về cơ thể phải luôn buông lỏngtuyệt đối không được gồng cứng, vì gồng cứng sẽ làm cho khí lực không lưu thông, cơ thể sinh bệnh, khí huyết bị ngưng trệ, cơ bắp và gân xương bị căng cứng và co rút gây ra thần kinh căng thẳng, tâm trí bất an hỗn loạn, hơi thở sẽ dồn dập, tất cả sẽ tạo ra stress làm ức chế các hoạt động tâm thức không chạm vào được phần vô thức sâu xa để điều chỉnh trạng thái quân bằng cho cơ thể, xương sống lưng phải luôn giữ ngay thẳng cùng hai vai buông lỏng để cho khí lực dễ dàng tập trung, đầu cổ ngay ngắn, thân thể không xiêu vẹo.
Chúng ta có hai hệ thần kinh: hệ thần kinh động vật gắn liền với các quá trình tâm lý ý thức và hệ thần kinh thực vật gắn liền với các quá trình tâm lý vô thức. Ta thường thấy các đạo sĩ Yoga Ấn Độ làm được nhiều chuyện phi thường như chôn sống dưới đất 80 ngày vẫn sống (nhịn ăn nhịn uống còn chịu được, ở đây nhịn thở !!!), làm tim ngừng đập (chết lâm sàng), ... vì họ đã tập luyện đến mức làm chủ được hệ thần kinh thực vật.
Các tác pháp, võ thuật gọi là yếu pháp, yếu lý, quyền lý, thường dẫn rõ trong khí công được coi là có nguồn gốc từ Thiền thông qua tác phẩm Trung luận hay Trung quán luận của Phật giáo và các bản kinh Đại Thủ Ấn của trường phái Thiền Đốn Ngộ có ghi rõ các yếu lĩnh về phương pháp điều thân - điều tức - và điều tâm. Tác phẩm Trung luận này giới Triết học thường xem là tác phẩm bàn về Bản thể luận của Phật giáo, tức là bàn về cái nguyên ủy (the First hay le Première xuất hiện đầu tiên sáng tạo ra thế giới, duy tâm: Thượng đế, hay duy vật vô thần: vật chất). Về mặt võ công, có thể nói đây là cuốn sách võ công thượng thừa mà các nguyên lý triết học và phép biện chứng của Phật giáo không hề dễ hiểu trên các phạm trù chân như, hư không.

Một số điều cần lưu ý trong Khí công

Phép đạo dẫn của Đạo gia không cần nhíu thắt vùng cơ hậu môn là nơi huyệt Trường Cường khí đi qua. Nếu tu luyện công phu theo Đạo gia thì không có gì bàn thêm.
Tuy nhiên tu luyện theo trường phái Phật gia thì hay nhíu thắt hậu môn để kích động khí hỏa [1] nơi huyệt Trường Cường (vùng lỗ hậu môn) và huyệt Mệnh Môn (ngay giữa ngang xương sống vùng thắt lưng) có mấy điểm cần lưu ý:
Khi luyện như vậy, có thể dẫn đến các chứng ù tai, hoa mắt, chóng mặt, nhức đầu do hỏa khí hưng vượng (phát triển lên). Khi đó không nên tiếp tục mà phải tập theo Đạo gia.
Khi luyện theo Phật gia nên cần uống nước thật nhiều vào mỗi sáng thức dậy và tiếp tục cả trong ngày. Ăn uống nên tránh đồ ăn có chất thịt (protéin) vì là thức ăn dương tính, nên ăn nhiều rau cỏ và thực vật vì mang âm tính.
Khi luyện khí công nên giữ cho cơ thể điều độ cân bằng hai trạng thái âm dương.
Cẩn thận khi luyện theo Phật gia vì cơ địa (cơ thể tự nhiên) của mỗi người khác nhau, có người tập luyện mau bốc hỏa khí, có người tập lâu hơn mới bốc hỏa khí, nghĩa là khi đó cơ thể sinh nhiệt. Như vậy có thể dẫn đến các chứng mọc mụn nhọt hay mủ nhọt trong cơ thể do cơ thể nóng lên, khi đó phải ngừng và chuyển sang cách tập của Đạo gia nghĩa là không kích thích huyệt Trường Cường và huyệt Mệnh Môn nữa.

Chú thích

  1. ^ Hơi nóng, trong Yoga gọi là Kundalini hay luồng hỏa hầu, tiếng Anh dịch nghĩa là Corporal energy tương đương khái niệm Tâm hỏa trong Đông y học Trung Quốc
để tránh hỏa khí khi luyện tap khí công ,bài dả làm tăng độ rắn chắc của cơ thể .sau khi luyện cần di bộ và hít khí trời trong lành trong vài phut để diệt hỏa khí có thể tham khảo sách thái dương công phu tâp 1

Xem thêm

Sách tham khảo chính

  • Khí Công Toàn Thư - Hoàng Vũ Thăng, Nhà Xuất Bản Thể Dục Thể Thao, Hà Nội ngày 24 tháng 03 năm 2005 - Nhà sách Hoa Niên số 494 đường Nguyễn Thị Minh Khai, quận 3, Thành Phố Hồ Chí Minh phát hành quý 2 năm 2005
  • Kiến Thức Tổng Hợp Về Khí Công Trung Hoa - Hoàng Vũ Thăng, Nhà Xuất Bản Thể Dục Thể Thao, Hà Nội ngày 12 tháng 11 năm 2002 - Nhà sách Hoa Niên số 494 đường Nguyễn Thị Minh Khai, quận 3, Thành Phố Hồ Chí Minh phát hành tháng 01 năm 2004
  • Khí Công - Tự Chữa Bệnh, Dưỡng Sinh - Hoàng Vũ Thăng, Nhà Xuất Bản Đà Nẵng, ngày 15 tháng 01 năm 1999 - Nhà sách Hoa Niên số 494 đường Nguyễn Thị Minh Khai, quận 3, Thành Phố Hồ Chí Minh phát hành tháng 04 năm 1999

Liên kết ngoài

============================================================

YẾU LƯỢC CÁC CÁCH THỞ ĐỂ LUYỆN ĐẠO


I. THỞ HAI THÌ
 1. Sổ tức :
-  Hít vào thở ra  với chiêu số 5-5
-  Quân bình âm dương
-  Luyện Chân Khí, Tiểu Chu Thiên
-  Trị suyển, loạn nhịp tim
HƠI THỞ
HÍT VÀO
THỞ RA
Tập  trung Tư tưởng
Đan điền: 5 số  đếm
Tản khí toàn thân
Di động bụng  
Phình ra thong thả
Bụng thót vào

1.      Quán tức :
HƠI THỞ  
HÍT VÀO
THỞ RA
Tập trung tư tưởng  
Quán câu :Thầy là các con
Quán câu : Thầy là …
Đan điền : 5 số đếm
Tàn khí
II. THỞ BA THÌ :
 1. Thở tự nhiên :
Thở tự nhiên là thở làm ba thì :hít vào, thở ra và nghỉ, một cách nhẹ nhàng.
Cho người mới tập thở
Thở sâu và dài mà không gắng sức.
HƠI THỞ  
HÍT VÀO
THỞ RA
NGHỈ
TT tư tưởng
Đan điền
Tản khí
Đan điền
Di động bụng
Phình ra
Thót vào
Để im

2. Thở Duyên Tức :
- chiêu số 4-1-5
- thở tự nhiên để tập trung tư tưởng cao độ
- luyện tinh, khí, thần
- luyện thần hườn hư
- trị huyết áp cao, giúp máu về não nhiều

HƠI THỞ  
HÍT VÀO
THỞ RA
NGHỈ
 TT Tư tưởng
Đan điền: 4 số đếm
Toả khí: toàn thân 1 số đếm
Toả khí: toàn thân 5 số ñeám
Di động bụng
Xuống
Lên
Để im
=======================================


TRƯỜNG DƯỠNG TINH KHÍ THẦN
THỰC HÀNH


ĐỨC CHÍ TÔN PHÁN TRUYỀN
MUỐN TRỌN CÂU PHỔ ĐỘ PHẢI LÀM THẾ NÀO ?
PHẢI BÀY BỬU PHÁP RA, CHỚ KHÔNG ĐẶNG DẤU NỮA.
        Đàn đêm 08-04-1926
(TNHT. Quyển I, TN 1950, tr. 13)
NẾU BIẾT NGỘ KIẾP MỘT ĐỜI TU,
ĐỦ TRỞ VỀ CÙNG THẦY ĐẶNG.
Đàn đêm 19-12-1926
DẦU KHÔNG THIÊN PHONG,
HỄ GẮNG TÂM THIỆN NIỆM
THÌ ĐỊA VỊ CŨNG ĐẠT HỒI ĐẶNG.
                                                    Đàn đêm 17-9-1927.





I. SƠ TỊNH (HẠ THỪA)
LUYỆN CHƠN KHÍ


Ngay từ năm đầu khai đạo, Đức CHÍ TÔN chỉ dạy luyện KHÍ. Vì luyện KHÍ là luyện Đạo Trường Sanh Vạn vật hiện hữu đều phát sinh từ Khí, tuỳ thuộc vào khí để có sự sống.
 A. Khởi đầu ta tập thở bằng bụng, có ba giai đoạn : hít vào, thở ra, nghỉ, chiêu số 5-5-5, với nhịp độ bình thường là 12 – 15 lần mỗi phút.
Tư thế ngồi kiết già, tập trung tư tưởng và lưỡi bịt kín 2 hàm răng.
Tập liền 3 tháng như vậy.
B. Sau đó thở đếm hơi, hít vô và thở ra bằng nhau, đều 5 tiếng đếm nhịp điệu nhẹ nhàng, gọi là sổ tức.
Mỗi tuần tăng số đếm lên 10 – 20. hơi thở phải nhẹ nhàng không ngắt quãng.
Mỗi ngày tập 4 lần vào giờ Tý, Ngọ, Mẹo, Dậu. Mỗi lần 30 phút
Tập liền trong 3 tháng.
C. Tiếp theo, là Quán tức, tập thở có công án bằng cách tập trung tư tưởng. Hãy nói câu này trong não :
“THẦY LÀ CÁC CON ĐÓ, CÁC CON LÀ THẦY VẬY”,  đủ 10 tiếng.
Phương pháp này giúp tinh thần quen dần việc tập trung tư tưởng.
 Tập liền trong 3 tháng, (không tạp ý).
D. Rồi đến Chỉ tức, thở chia ba thời kỳ : hít vào, nghỉ và thở ra (giai đoạn nghỉ dài gấp 4 lần hít vào và gấp 2 lần thở ra, với chiêu số 5-20-10) với chiêu số ban đầu là 5-5-5.
Lúc ngưng thở giữ khí ở đan điền  5 số đếm. Khi thở ra đếm nhẩm từ 1-5 vừa lúc đưa hơi thở đến huyệt Aán đường.
Thời gian tập cũng 3 tháng.
E. Sau hết là Duyên tức, nương theo hơi thở tự nhiên.
Có 3 thời kỳ : hít vào, thở ra và nghỉ với chiêu số : 4-1-5, nghĩa là hít vào đếm được 4 tiếng là thở ra ngay, rồi nghỉ là 5 tiếng tại huyệt Cưu vĩ (dưới ức). Trong Duyên tức, thở lúc nào cũng nhẹ nhàng, trạng thái tự động, sẽ không còn chú ý đến luyện thở nữa, dùng luyện giai đoạn Thượng thừa sau.
Phương pháp luyện Chân khí có 48 thời kỳ hít vào, nghỉ, thở ra, nghỉ.
-   Tập trung tư tưởng hít Thiên khí, Địa khí vào khí hải.
-   Vừa đếm 5 số vừa vận chuyển khí trước khi sanh (Tiên thiên khí) ở Mệnh Môn và Khí sau sanh (Hậu thiên khí) ở Thần khuyết tích tụ ở Đan điền rồi nghỉ.
-   Đếm 20 số (để bụng âm) rồi thở ra cho tán khí toàn thân (bụng thót vào thong thả, đoạn đưa khí về Khí hải.
-   Đếm 10 số (để bụng im), rồi lại tiếp nhịp 2,3 …
Tập ngày 4 lần mỗi lần 30 phút trong 3 tháng.





A.  LUYỆN TINH
Luyện Tinh thở theo chiêu thức 1-4-2 tức 10-40-20 tiếng đếm, chia làm hai thời kỳ :
1.      Mượn hơi thở :
-         Hít vào : Hít vào từ từ và tưởng tượng khí vào đầy bụng dưới (tại Quan Nguyên), đếm 10 tiếng.
-         Ngưng thở : Khi khí đã tích tụ tại vùng Hạ Đan điền QN, hãy tưởng tượng sức mạnh toàn thân tập trung vào đây, đếm tới 40 tiếng thì buông lỏng cơ thể.
-         Thở ra : Thở ra từ từ, hãy tưởng tượng vùng Quan Nguyên lan toả ra cả vùng bụng, đếm đủ 20 là hết một nhịp.
2.      Thở tự nhiên (Duyên tức)
Hãy tập trung tư tưởng và quán tưởng một huờn đơn (viên thuốc) bằng hạt đậu đen ở Quan nguyên xoay vòng tròn theo chiều ngược chiều kim đồng hồ 600 vòng và thuận chiều kim đồng hồ (chiều âm) cũng xoay vòng tròn 600 là đạt.

- LUYỆN TINH MỖI NGÀY 4 LẦN : TÝ, NGỌ, MẸO, DẬU
- MỖI LẦN TRONG 30 PHÚT
- TẬP LIÊN TỤC TRONG 3 THÁNG.





























B. LUYỆN KHÍ
            Luyện Khí theo 4 thời kỳ với công thức : 1-4-2-2.
   Mỗi chu kỳ là 24 nhịp thở, gồm hai bước :
1.      Mượn hơi thở :
-         Hít vào : Dẫn khí từ Ấn đường xuống Đan điền khí (vùng huyệt Thần khuyết (rốn) và Khí hải.
-         Ngưng thở :
Tưởng tượng tập trung sức mạnh toàn thân vào vùng này vừa đếm 40 tiếng, vừa để khí toả ra toàn vùng.
-         Thở ra: Từ từ thở ra, đồng thời tưởng tượng toả khí ra quanh rốn.
-         Nghỉ thở :
Thời gian nghỉ thở bằng thời gian thở ra là 20 tiếng đếm. Toàn thân nghỉ thoải mái, là dứt 1 nhịp thở, rồi tiếp tục cho đủ 24 nhịp.
2.      Thở tự nhiên (Duyên tức)
Thở tự nhiên vừa tưởng tượng một hột huờn đơn xoay quanh tại rốn theo chiều kim đồng hồ và ngược lại thời gian chung là 1200 vòng.
         Luyện Khí 1 ngày 4 lần, mỗi lần 30 phút trong 3 tháng.






C. LUYỆN THẦN
Phương pháp luyện Thần gần giống như luyện Khí, theo công thức 1-4-2-2 , trải qua 2 thời kỳ :
  1. Mượn hơi thở :
-   Hít vào :Dẫn khí từ Nhân trung lên Bá hội.
-   Ngưng thở :Tưởng tượng sức mạnh toàn thân đều tập trung ở Bá hội, đếm gần hết 40 tiếng rồi thả lỏng cơ thể, dẫn khí xuống Nhân trung.
-   Thở ra :Thư giãn, cho khí thoát ra từ huyệt Nhân trung.
-   Nghỉ thở toàn thân :
  1. Tụ khí :
-   Vận khí từ hai bên Thái dương, sau gáy và trước phía trán tụ về Bá hội, chuyển vận hết sức mạnh gom vào đây rồi buông lỏng cho khí toả ra khắp vùng đầu.
-   Sau đó quán tưởng huờn đơn xoay qua rồi xoay lại cho đủ 1200 vòng, như luyện khí.
MỖI NGÀY TẬP 4 LẦN, MỖI LẦN 30 PHÚT, SUỐT TRONG 3 THÁNG.
Nên nhớ trong ngũ tạng đều có thần lai vãng. Phải hợp nhất Tinh, Khí, Thần mới sống lâu được.
D. QUY TAM BỬU
Qui Tam Bửu là gom Tinh, Khí, Thần tụ tại Nê Hoàn Cung (Bá hội, Thiên Môn) theo công thức 1-4-2, thở tự nhiên, nhẹ nhàng.
1.      Phương pháp công phu :
-   Hít vào :Sâu và dài kéo khí từ Ấn đường xuống Quan Nguyên.
-   Ngưng thở : Tập trung sức nén khí ở Quan nguyên (Tinh) rồi vận khí lên Khí hải (Khí) theo mạch Đới qua Mệnh Môn lên Bá hội, nén khí tại đây rồi xuống Đan điền, vừa đếm đủ 40 tiếng.
Nhớ ngậm miệng lại, lưỡi bịt kín 2 hàm răng làm như vậy giúp cho mạch Nhân và mạch Đốc giao nhau, tà khí khỏi chen vào. Nước miếng sẽ chảy ra gọi là quỳnh tương  cam lộ.
 Hãy nuốt từng ngụm một, gọi là ngọc dịch hườn đơn. Nước miếng đó chính là tinh, tinh hoá khí, khí hoá Thần. Nhờ đó, Khí trong người không thất thoát ra ngoài mà luôn luôn được pháp luân thường chuyển.
-   Thở ra :Từ từ êm nhẹ thở ra và tưởng tượng khí lan ra ở vùng bụng dưới, rồi tiếp tục hít vào, công phu tiếp …
2.      Ý nghĩa công phu :
         -   Công phu thành đạt thì phát huệ, sáng suốt…
-   Giúp hành giả có sức khoẻ không ốm đau, có trí nhớ, có nghị lực, có trực giác và làm chủ bản thân.
-   Dẹp bỏ hết mọi ước muốn, giữ cái tâm thanh tịnh. Rồi một ngày nào đó mà ta không biết trước được, tự nhiên thần khí của ta sáng bừng lên cảm thấy chân lý. Đó là lúc điểm sáng linh quang bật cháy toả quanh thân ta, ân chứng ngộ Đạo.
-   Nếu chưa thành thì tiếp tục tu luyện. Mỗi ngày 4 lần : Tý, Ngọ, Mẹo, Dậu. Mỗi lần 30 phút. Không cần theo phương pháp nào khác.






A.LUYỆN TIỂU CHU THIÊN
Muốn luyện Thần Huờn Hư trước hết phải thuần thuộc các phương pháp sau đây :
-         Các cách luyện thở
-         Phái thuộc Qui Tam Bửu
-         Quân bình âm dương (Luyện Tiểu chu thiên)
-         Gom tụ Ngũ hành (Luyện Đại chu thiên)
-         Luyện Tam Hoa tụ đỉnh
Luyện Tiểu chu thiên là luyện cho khí âm dương điều hoà. Ngồi kiết già làm sao 3 huyệt Bá hội, Khí hải và Quan nguyên nằm cùng trên đường thẳng với trục Bá hội, Hội âm.
1.      Giai đoạn 1 :
 ·  Luyện mạch Nhâm :
. Hít vào : dẫn khí từ huyệt Thừa tương xuống Hội âm
. Thở ra : Theo mạch Nhâm dẫn khí ngược lại từ Hội âm vô Thừa tương.
·  Luyện mạch Đốc:
. Hít vào : dẫn khí từ Trường Cường theo mạch Đốc (cột sống) lên Bá hội tới Nhân trung.
. Thở ra : dẫn khí trở lại từ Nhân trung xuống Trường cường.
2.      Giai đoạn 2 :
 ·  Luyện vòng âm dương theo chiều thuận.
Từ Thừa tương xuống Hội âm lên Trường cường tới Nhân trung, phải tập trung tư tưởng cho khí chuyển thành vòng. (10 -10).
·  Luyện vòng âm dương theo chiều nghịch.
. Hít vào : Vận khí từ Hội âm đi ngược lên Thừa tương, đếm đủ 10.
. Thở ra : Vận khí từ Thừa tương lên Bá hội xuống Trường cường qua Hội âm rồi về Đan điền. Vận khí xoay vòng nơi rốn không cho thoát ra ngoài.
3 .      Ý nghĩa :
                     Luyện vòng âm dương tác động vào Tinh, Khí, Thần để Tinh biến thành Khí, Khí thành Thần.
Chỉ cần đặt lưỡi vào huyệt Ngân giao là nối liền 2 luồng khí âm dương của 2 mạch Nhâm Đốc tự vận hành.
Tiểu chu thiên làm cho âm dương thanh khiết, quân bình chống rối  loạn chức năng của tạng phủ.

B. LUYỆN ĐẠI CHU THIÊN
Muốn luyện vòng Đại chu thiên phải vận khí thành thuộc theo 2 nhóm kinh âm và kinh dương ở tay và chơn.
1.      Giai đoạn 1:
 -   Vòng tay :
. Hít vào : dẫn khí theo mặt ngoài của hai bàn tay lên 2 bả vai tới mặt qua đỉnh đầu xuống ngực, đã qua các Thủ dương kinh.
. Thở ra : dẫn khí từ ngực lan ra 2 nách xuống bên trong của 2 tay và 2 bàn tay.(Thủ âm kinh).
-   Vòng chân :
. Hít vào : dẫn khí từ hai bàn chân dọc theo mặt trong của 2 chân rồi lên bẹn, dọc 2 bên bụng lên ngực và mặt, đã qua các Túc âm kinh. Thở ra dẫn khí từ đầu xuống cột sống theo mặt ngoài của 2 chân và 2 bàn chân (Túc Dương kinh).
2.      Giai đoạn 2 : Dẫn khí các kinh âm dương theo một vòng kín.
-   Hít vào theo vòng kinh âm : Dẫn khí theo mặt trong của 2 bàn chân lên 2 bẹn, lên tiếp 2 bên đường vụng tới ngực, rồi lan ra 2 nách dọc theo mặt trong của 2 tay và 2 bàn tay.
-   Thở ra theo vòng kinh dương : Dẫn khí theo mặt ngoài của 2 bàn tay lên mặt và đầu, tiếp xuống theo hướng mạch Đốc dọc theo sống lưng rồi lan ra mặt ngoài của 2 chân tới 2 bàn chân.
3.      Giai đoạn 3 :
-   Hít vào : Thâu hút khí vô hai bàn chân.
-   Ngưng thở : . Dẫn khí từ 2 bàn chân lên mặt trong của 2 chân tới huyệt Hôi âm thuộc Túc âm kinh. Rồi từ Hội âm theo mạch Đốc lên Đại chuỳ. Tại đây lan ra 2 bên nách theo mặt trong của 2 tay xuống lòng bàn tay thuộc Thủ âm kinh.
. Đầu các ngón tay lên mu bàn tay, theo mặt ngoài của 2 tay lên 2 bả vai đến huyệt Đại chuỳ thuộc Thủ dương kinh. Từ đó theo mạch Đốc lên đầu qua mạch Nhâm xuống Hội âm. Từ đây lan ra 2 bên phía sau đùi, theo mặt ngoài của 2 chân xuống 2 bàn chân tới các ngón chân thuộc Túc dương kinh.
-   Thở ra : Thâu khí từ chân trở về Đan điền.
4.      Ý nghĩa :
-   Luyện vòng Đại chu thiên là vận khí lên toàn thể kinh mạch tác đông vào các tạng phủ, làm quân bình Ngũ hành.
-   Thâu hút Thiên Địa khí, tăng cường chức năng các tạng phủ.
Đạo Tâm Tâm Đạo phát sanh,
TAM HOA tụ đỉnh, NGŨ HÀNH triều nguơn.
C. LUYỆN TAM HOA TỤ ĐỈNH :



Trong mỗi người, có ba vị trí quan trọng trên mạch Đốc gọi là Tam Hoa :
·  Vĩ lư (lư là cái chỏm, đỉnh) tại huyệt Trường cường,
·  Tỳ lư tại huyệt Đại chuỳ,
·  Ngọc lư tại huyệt Phong phủ.
1.      Cách luyện :Ngồi kiết già hai bàn tay ngửa chồng lên nhau. Thở nhẹ nhàng, theo công thức 10-40-20.
-   Hít vào : Thở sâu, nhẹ, êm, đều và dài. Tưởng tượng dẫn khí từ Thừa tương xuống Đan điền.
-   Ngưng thở : Đưa khí từ Đan điền ở mạch Nhâm qua mạch Đới, đến Trường cường (mạch Đốc), nén khí tại đây. Rồi đưa khí lên Đại chuỳ tức Tỳ lư, nén khí tại đây, đoạn đưa khí lên Phong phủ tức Ngọc lư, cho tụ khí nén một thôi, rồi đưa khí lên Bá hội nén 1 thôi, đoạn dẫn khí theo mạch Nhâm về Đan điền, trong thời gian là 40 số điếm.
-   Thở ra : Từ từ êm nhẹ, chậm mà dài đều tưởng tượng khí lan ra từ Đan điền, với 20 số đếm. Chấm dứt 1 nhịp thở, liền hít vào ngay cho đủ 1 chu kỳ là 24 nhịp thở.
2.      Ý nghĩa :
                Nếu Tam Hoa khai thì cơ thể khoẻ mạnh, da hồng hào, trí tuệ sáng, có nhiều trực giác tốt .
Hai phương pháp này tập khi nào đạt thì thôi

D. LUYỆN THẦN HUỜN HƯ :
 Luyện Thần huờn hư là Thần hoà vào hư vô thoát khỏi mọi việc ràng buộc của trần thế.
1. Điều kiện công phu :
- Phải trường trai để tránh tẩu hoả nhập ma.
- Phải đạt huệ Qui Tam Bửu
- Quán tưởng câu : “Thầy là các con, các con là Thầy”.
- Có nội lực tốt và thuần thuộc thở Duyên tức (thở tự nhiên theo thiền).
- Có Trí hữu sư chỉ dẫn.
2. Hai bước luyện Đạo :
Luyện Thần nhằm mở Nê Huờn Cung (Bá hội) đối chiếu tuyến Tùng để mở con mắt thứ ba ở Aán đường. Tuyến Tùng nằm ở mấu não trên giống như trái thông (tùng). Vị trí tuyến Tùng tương đồng với vị trí Huệ Nhãn (Aán đường).
- Luyện nội đan  : Tụ khí toàn thân vào Bá hội, tưởng tượng Thiên khí vào Nê huờn cung nổi lên vòng Vô Vi to bằng hạt đậu xoay tròn theo kim đồng hồ.
Đó là “ Phản bổn huờn nguyên “ (về nguồn). Nhớ lấy ý điều khiển cho vòng vô vi xoay 120 vòng rồi đạt đến 1200 vòng.
Phép luyện nội đan nhằm dưỡng khí tụ thần, vận nguyên khí thông suốt nội tạng.
- Luyện Thần huờn hư :
. Quán não hư không :
Biến tất cả suy nghĩ của cảm tình thành hư vô, không còn điều chi ẩn chứa trong lòng, để vòng vô vi tự chuyển động.
. Quán Thần vào hư vô :
Thần kinh trung ương ngưng động, Thần trở nên vắng lặng hoàn toàn mà tự mở cát cửa Thiên môn, không còn việc gì tác động vào được nữa vì hồn đã vân du Thiên ngoại.
Luyện đến khi nào đạt thì thôi.
“Chơn Thần (nó) phải có bổn nguyên Chí Thánh, Chí Tiên, Chí Phật mới xuất ra Thánh, Tiên, Phật ”                                 
(Đàn đêm 17-7-1926).

3. Danh hiệu chung cho tu tịnh ;
Đức Chí Tôn đã dạy : “Dầu không Thiên Phong, hễ gắng tâm thiện niệm thì địa vị cũng đạt hồi đặng”. Đó là địa vị mà Đức Chí Tôn đã dạy ở trên : Chí Thánh, Chí Tiên …
- Hành giả luyện Chơn Nhứt Khí vì tuổi sức yếu, khi giải thoát được đạt Chí Thần.
- Hành giả luyện Tam Bửu rủi mệnh một cũng đạt Chí Thánh, cho tròn câu tận độ.
- Hành giả luyện Thần huờn hư, dù chưa vân du Thiên ngoại mà qui vị nửa đường cũng đạt vị Chí Tiên, “cho trọn câu phổ độ ” theo lời dạy của Chí Tôn.








Ngay sau khi tịnh luyện, các hành giả phải làm các động tác sau đây :
Muốn xả tịnh thì hai bàn tay phải chà sát vào nhau cho nóng gọi là âm dương ký tế, rồi chà từ mặt lên trán ra sau ót, đoạn vuốt hai bên lỗ tai, hai cánh tay rồi hai bàn tay tập trung trên rốn chà mạnh gom khí xuống huyệt Đan điền (ruộng thuốc), đoạn đưa hai bàn tay xuống hai ống chân.
Sau cùng, hai bàn chân tự chà sát vào nhau, rồi đứng lên đi lại bình thường.




Top of 
Page

Ngay từ những tháng đầu khai đạo Tân Luật ghi có 3 phần : Đạo pháp, Thế luật và Tịnh Thất phát triển đồng thời. Dù lúc đầu, Hội Thánh đã lập 4 loại Tịnh thất điển hình như dưới đây mà không mở rộng
1.      THẢO XÁ HIỀN CUNG
Năm 1927, Đức Cao Thượng Phẩm lập tại nhà riêng ở Thị xã một Nhà Tịnh, được Thất Nương Diêu Trì Cung ban hiệu :

 THẢO XÁ tuỳ nhơn ngu muội bần cùng nghinh nhập thất

HIỀN CUNG trạch khách thông minh  phú quí cẩm lai môn.
Ngài tịnh luyện ở đây cho đến ngày đắc vị Kim Tiên.
2.      TRÍ GIÁC CUNG
             Năm 1948, Ngài Trần Khai Pháp không muốn nhìn thấy cảnh náo động vì Ngài vốn là cơ Bí Pháp với Trương Tiếp Pháp, nên Đức Hộ Pháp lập Trí Giác Cung cho Ngài vào đó tịnh luyện.
TRÍ linh quán chúng Thiên cơ đạt,
GIÁC ngộ siêu phàm Đạo pháp thông.
Vì đó, TRÍ GIÁC cung là nơi phụ lão vào tịnh dưỡng
 Ngài Trần Khai Pháp thoát xác đắc vị Thiên Tiên.
3.      TRÍ HUỆ CUNG
            Trí Huệ Cung toạ lạc ở Trường Đông, Nhà tịnh của Nử phái.
TRÍ định thiên lương qui nhứt bổn,
HUỆ thông đạo pháp độ quần sanh
Năm 1950, Đức Hộ Pháp vào Trí Huệ cung tịnh vì Ngài là nguơn linh của Phật Shiva mà Shiva là Phật Mẫu theo lời thuyết đạo của Đức Hộ Pháp. Nhờ đó Đức Phật Mẫu ban cho Ngài “Vẹn toàn pháp môn” tại Trí Huệ Cung (tức thế pháp lẫn bí pháp tịnh luyện).
 Khi nhập tịnh, Đức Ngài nói : “Giải chức Hộ Pháp chỉ còn bạn tu mà thôi”, vì Tịnh Thất thuộc Tín đồ. Đức Ngài xuất hồn diện kiến Thiên cung, Thiên Thai … nhiều lần. Nhờ vậy, Ngài đã viết các quyển : Con đường Thiêng liêng hằng sống, Bí pháp, Thiên Thai kiến diện v.v…
 Và truyền cho các chức sắc các phép : Bí tích, Giải oan, Phép xác, hôn phối …
 Đạo hữu nào đến xin luyện Đạo, Đức Ngài đã CÂN THẦN, đo mức độ khí trược trong người đó coi có đủ chịu nỗi điển lực Thiêng Liêng, vì sợ kém sức sẽ sinh ra Tả đạo Bàng môn.
4. VẠN PHÁP CUNG :
Năm 1952, Đức Hộ Pháp biết Chí Thiện Võ Văn Đợi có thiên khiếu tu tịnh. Ngài vời ông đến dạy lập Vạn Pháp cung tại Sân Đình núi Bà để thu phục những ông muốn lên núi tu mà không người dẫn dắt.

         VẠN lý hoà tâm đồng nhứt mạch

PHÁP cao bình trí hội tam tông
 Sau một thời gian tu luyện, Chí Thiện Đợi biết được mọi việc từ xa. Đức Hộ Pháp biết ông đã đạt pháp nên ban cho đạo hiệu là Linh Đoán. Nhờ đó, đạo hữu các nơi về tụ chơn ngày càng đông. Ông đắc đạo Chí Thánh.


THIÊN TƯỢNG QUẺ LY
Của Hành giả Tu Chơn




Học cách làm giàu với 10 triệu đồng kiếm lời

  Bạn muốn học cách làm giàu chỉ với 10 triệu đồng? Bạn không biết nên kinh doanh gì với 10 triệu để sinh lời nhanh chóng? Và bạn không có ý...